Công dân toàn cầu có xu hướng dịch chuyển và tìm kiếm một nơi đáng sống để an cư, làm việc nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu tái tạo năng lượng, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Xu hướng chuyển dịch của công dân toàn cầu
Sáng thưởng thức ly café trong khách sạn Marina Bay Sands (Singapore) cùng thảo luận vài ý tưởng startup với đối tác. Tối lại rủ bạn bè đi chợ đêm ở Bangkok (Thái Lan), hoặc thả mình trong những điệu múa Legong ở Bali (Indonesia) cực hấp dẫn. Hôm sau đã tiếp tục “chạy” deadline công việc tại văn phòng ở Phú Quốc (Việt Nam). Đây là một lịch trình đặc sắc trong cuốn sách cuộc đời vô cùng năng động của những người trẻ thuộc thế hệ “công dân toàn cầu” (global citizen).

Theo báo cáo của Tổ chức di cư quốc tế, năm 2020, thế giới có khoảng 281 triệu người di cư quốc tế, chiếm khoảng 3,6% dân số toàn cầu. Châu Âu và châu Á là 2 khu vực được cộng đồng người di cư quan tâm nhiều nhất, chiếm khoảng 61% tổng lượng người di cư toàn cầu.
Sự dịch chuyển về công việc và nơi ở đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi mỗi người phải tự có cho mình nguồn năng lượng sống dồi dào, khả năng tái tạo năng lượng cho bản thân và cả gia đình.
Phú Quốc, địa điểm hấp dẫn công dân toàn cầu
Trong năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Phú Quốc vẫn đón hơn 3,55 triệu lượt khách du lịch, vượt Phuket (Thái Lan), Venice (Italy), Bali (Indonesia), Maldives…, hay thị trường nội địa Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa). Được biết đến là một “thiên đường du lịch nghỉ dưỡng”, trong tương lai gần, Phú Quốc được định hướng trở thành đô thị biển-đảo độc đáo, đặc sắc, hướng tới đạt tiêu chuẩn đô thị loại I đến năm 2040, theo Quyết định số 767 ngày 23-6-2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ước tính, đến năm 2030, quy mô dân số của Phú Quốc có thể đạt 400.000 người, gấp 2,8 lần dân số hiện nay. Con số này đến năm 2040 là khoảng 680.000 người, tăng gấp 4,7 lần và dài hạn sẽ tăng lên 1.000.000 người, tức là gấp 7 lần hiện nay.
Tại Talkshow “Phú Quốc – Nơi hội tụ công dân toàn cầu” diễn ra mới đây, TS. Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam cho rằng: “Để Phú Quốc phát triển mạnh mẽ và bền vững thì rất cần nguồn nhân lực. Nhưng nguồn nhân lực này phải là tại chỗ. Vì thế, nhu cầu về nguồn nhân lực mới sẽ kéo theo nhu cầu về đô thị nhà ở, và nhu cầu này sẽ ngày càng lớn theo thời gian”.
Là một công dân toàn cầu đã sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới, ông An Wookjin, Giám đốc phát triển dự án bất động sản nước ngoài, Tập đoàn Daewoo E&C cũng chia sẻ: “Phú Quốc là nơi có thiên nhiên đa dạng, đáp ứng được nhiều nhu cầu nhưng hiện mới được nhắc tới với mô hình ngôi nhà thứ hai và là một điểm đến du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn. Thành phố Phú Quốc có nhiều tiềm năng. Vấn đề là chúng ta phải làm cho Phú Quốc trở thành điểm đến hấp dẫn hơn nữa và là nơi thật sự đáng sống. Từ đó mới thu hút được công dân toàn cầu đến an cư, làm việc từ xa tại với phố đảo này”.
>> Xem thêm thông tin dự án Meyhomes Capital Phú Quốc